Shunga Art tranh tình dục cổ Nhật bản

Shunga (xuân họa) là loại tranh mà người Nhật gọi là ukiyo-e (hội họa thế tục). Shun (xuân) là một uyển ngữ thông dụng ám chỉ sinh hoạt tính dục.

Shunga đa phần là tranh khắc gỗ (mộc bản), hầu hết được chế tác tại   thành phố Edo (Giang Hộ, nay là Tokyo). Hai thành phố khác cũng có chế   tác loại tranh này là Osaka và Kyoto.

Shunga ở Nhật thời Edo phần   lớn có xu hướng mô tả chi tiếc các cơ quan sinh dục to, khỏe. Người ta   cho rằng shunga xuất hiện trên đất Phù Tang từ cuối thời shogun   Muromachi (1336-1573), do cảm hứng từ các tranh tính dục của Trung Quốc   (gọi là xuân họa; xuân cung; xuân cung đồ).

Shunga thịnh hành suốt thời   đại Edo (Giang Hộ, 1603-1867) mãi tới thời Meiji (Minh Trị, 1868-1912)   mới chịu nhường bước cho nhiếp ảnh gợi dục (xuân ảnh, erotic   photographs).

Như vậy shunga  được sáng  tác từ thế kỷ XVI tới XIX. Người ta dễ dàng bán các tranh mộc  bản này  với giá cao và thị trường có cả tranh lẻ (in từng tấm rời) hoặc  nguyên  cả một tập khá dày mà người Nhật gọi là enpon (ấn bản) trong đó  mỗi  tranh thường chiếm trọn hai trang giấy. Tuy nhiên đắt tiền hơn cả  vẫn  là tranh lụa vẽ tay, hai đầu có trục để treo thòng xuống (scrolls)  mà  người Hán gọi là “quyển” hay “trục tranh” (tranh cuộn) còn người Nhật   gọi là kakemono-e hay kakejiku-e (tranh quải vật hay quải trục). Cũng  như phần đông tác giả dâm thư (erotica),  các họa sĩ vẽ shunga hiếm khi  ký tên lên tranh. Tuy thế, ngày nay vẫn  biết rằng bốn danh gia vẽ  shunga của Nhật là: Hishikawa Moronobu  (1618-1694); Katsushika Hokusai  (1760-1849); Miyagawa Isshô (giữa thế kỷ  XVIII) và Yanagawa Shigenobu  (1787-1832), vốn là học trò của Hokusai.

Các danh gia vẽ shunga thường có khách hàng ruột là giới quý tộc  giàu  có. Shunga được dùng làm “bảo bối” hướng dẫn họ và con cái họ thực  hành  sinh hoạt chăn gối. Tương truyền, bán được một tranh, họa sĩ đủ  sống  nửa năm. Những shunga còn lưu giữ tới ngày nay đều cho thấy nét vẽ  rất  tỉ mỉ, khắc bản rất công phu.

Một tranh có nhiều màu sinh động, mỗi màu cần   một bản khắc gỗ. Chẳng hạn, để “nhái” lại một shunga danh tiếng của   Katsushika Hokusai (1760 – 1849) vẽ cảnh vợ một ngư phủ đang bị hai con   bạch tuộc (octopuses) cùng lúc cưỡng bức, vào năm 2001 họa sĩ Masami   Teraoka phải dùng đến 29 bản khắc gỗ (26,5x40cm) để in cho đủ 29 màu.

Shunga   miêu tả rất sinh động và tỉ mỉ những tập quán tính dục của người Nhật,   bao gồm đủ thể loại như: lưỡng giới (nam và nữ, heterosexuality), đồng   giới nữ (lesbians), đồng giới nam (gays), lạm dụng trẻ em (pederosis),   quan hệ tính dục trong lúc đang mặc đồng phục (buru sera), v.v…

Nghiên   cứu các bộ sưu tập shunga đắt giá hiện nay còn lưu giữ, giới tính dục   học (sexologists) không những biết được tập quán tính dục của người Nhật   từ thời xa xưa mà còn thấy được ảnh hưởng của nó di truyền sang các  thể  loại hiện đại như phim hoạt hình sex (eroanime), truyện tranh sex   (manga, mạn họa), sex games trên computer. Tất cả ba thể loại vừa kể   được gọi chung là hentai (biến thái).

Một số tác phẩm Shunga minh họa:

Tiếp tục đọc